Chẳng phải ngẫu nhiên khi một trong những yêu cầu đầu tiên của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là sự cam kết chính thức của lãnh đạo về việc giao quyền và nhiệm vụ cho người thừa hành.
Theo các chuyên gia tư vấn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, một trong những khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi bắt đầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO không phải là vấn đề tiền bạc hay cơ sở vật chất mà lại chính là việc phân định trách nhiệm quyền hạn chưa rõ ràng, thiếu rành mạch, cụ thể. Và việc làm đầu tiên mà các chuyên gia tư vấn hay yêu cầu ban lãnh đạo là xác định lại sơ đồ tổ chức kèm theo bảng trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân.
Thoạt nghe, nhiều người tỏ ra không đồng tình, cho rằng công ty đã hoạt động từ lâu, lại bảo rằng không có sơ đồ tổ chức hay không có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, nhưng quả là khi bị các chuyên gia tư vấn ISO “tra hỏi cặn kẽ” mới thấy vỡ ra nhiều vấn đề.
Thường các doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào hai trường hợp sau: một là có sơ đồ tổ chức, quy định trách nhiệm quyền hạn nhưng rất sơ sài, không được cập nhật kịp thời theo sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp; hai là toàn những từ thuộc loại “đao to, búa lớn” nói lên mong muốn của chủ doanh nghiệp về nhiệm vụ của bộ máy trong tương lai, nhưng lại không sát thực tế. Trong trường hợp thứ nhất sẽ là thuận lợi nếu mọi việc suôn sẻ, không ai đụng đến ai. Thế nhưng khi có sự cố, truy tìm trách nhiệm quả là việc nhức đầu cho các giám đốc. Người chịu trách nhiệm thì không thực hiện, người thực hiện lại là người ‘hỗ trợ” hay “giúp đỡ” hoặc tất cả đều cùng chịu trách nhiệm nên cuối cùng chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Còn trường hợp thứ hai, do chúng ta vẽ nên một sơ đồ “vĩ đại” quá, bao trùm quá nhiều trách nhiệm so với năng lực của đội ngũ đang có, nên dẫn đến mọi người đâm ra co cụm và tìm cách “né” trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
Cả hai trường hợp trên đều có chung một điểm là vận hành dựa theo thói quen và khi xảy ra sự cố, sếp luôn phải đóng vai một vị quan toà phán xét. Vấn đề đau đầu hay gặp phải ở đây chính ở chỗ trách nhiệm và quyền hạn không đi đôi tương xứng với nhau, nhất là khi có một công việc mới phát sinh hoặc một dự án mới cần thực hiện. Theo thói quen, sếp thường giao việc cho cấp dưới nhưng quên giao quyền hạn; hoặc có giao quyền hạn nhưng lại quên công bố cho các bộ phận khác biết; hoặc lại không đúng theo cơ cấu của công ty từ trước đến nay. Và thế là khi thực hiện gặp trục trặc gì lại phải mang sếp ra “dọa”. Một hai lần đầu còn có tác dụng nhưng dần dà mọi người hiểu rằng đó chỉ là “dọa” nên rồi cũng làm lơ. Ai cũng bận rộn với công việc của mình, nên chẳng ai mặn mà lắm với các công việc mới nếu không có một sức ép nào từ lãnh đạo.
Có lãnh đạo nghĩ rằng các quyết định, giấy tờ, công bố việc bổ nhiệm chỉ là hình thức. Thật ra không hoàn toàn như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trong những yêu cầu đầu tiên của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là phải có sự cam kết của lãnh đạo cao nhất bằng văn bản và phải được công bố trước toàn thể nhân viên. Đó là sự cam kết chính thức của lãnh đạo khi giao quyền và nhiệm vụ cho người thừa hành. Ở đây cần chú ý, với những nhiệm vụ quan trọng, lãnh đạo nên có cả cuộc họp công bố quyết định bổ nhiệm cho các bộ phận có liên quan và khi mọi người chưa quen chấp nhận người mới, giám đốc sẽ phải thường xuyên tìm cách “nhắc” lại khi có điều kiện. Nếu được như vậy, người được giao mới có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ. Một trường hợp khác cũng hay xảy ra là quyền hạn được giao quá lớn và người được giao chưa sẵn sàng đón nhận nó. Vì thế lúc này lãnh đạo cần phải theo dõi sát để giúp đỡ kịp thời.
Ngoài ra, có một điểm cũng rất quan trọng cần chú ý khi chọn người giao quyền và trách nhiệm. Có những người rất giỏi như một chuyên gia nhưng lại không giỏi triển khai công việc. Họ rất am hiểu về khía cạnh chuyên môn nhưng khi triển khai lại hay lúng túng dẫn đến sai sót, quên chỗ này, thiếu chỗ kia. Ngược lại, những nhân viên có tố chất của một người điều hành, triển khai công việc mà không được giao quyền, chỉ được sửdụng như một chuyên gia thì lại là quá uổng phí. Họ rất dễ bực bội, chán nản vì thấy sai mà không gỉai quyết được ngay, điều chỉnh hay sửa đổi cái gì cũng phải lựa lời nói khéo, nếu không được chỉ còn cách chuyển lên cấp trên. Mà sếp đâu phải lúc nào cũng có thời gian để xem xét và xử lý ngay đâu, dẫn đến chậm trễ, mất thời gian. Cả hai trường hợp trên cần phải tránh vì đều không phát huy tối đa được năng lực của đội ngũ.
Cuối cùng nếu chưa tin vào năng lực của nhân viên, khoan đừng vội giao phó; còn nếu đã giao thì phải tin. Giao nhiệm vụ phải giao đủ quyền lực để họ có thể thực hiện tốt công việc. Đừng quên thời gian đầu sẽ phải luôn ở bên cạnh, để nếu có khó khăn hãy tìm mọi cách hỗ trợ và giúp đỡ họ. Đó chính là một cách bồi dưỡng hiệu quả đội ngũ kế cận sau này.
Nguyễn Tân Kỷ
Theo các chuyên gia tư vấn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, một trong những khó khăn đầu tiên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi bắt đầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO không phải là vấn đề tiền bạc hay cơ sở vật chất mà lại chính là việc phân định trách nhiệm quyền hạn chưa rõ ràng, thiếu rành mạch, cụ thể. Và việc làm đầu tiên mà các chuyên gia tư vấn hay yêu cầu ban lãnh đạo là xác định lại sơ đồ tổ chức kèm theo bảng trách nhiệm, quyền hạn cho từng bộ phận, cá nhân.
Thoạt nghe, nhiều người tỏ ra không đồng tình, cho rằng công ty đã hoạt động từ lâu, lại bảo rằng không có sơ đồ tổ chức hay không có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, nhưng quả là khi bị các chuyên gia tư vấn ISO “tra hỏi cặn kẽ” mới thấy vỡ ra nhiều vấn đề.
Thường các doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào hai trường hợp sau: một là có sơ đồ tổ chức, quy định trách nhiệm quyền hạn nhưng rất sơ sài, không được cập nhật kịp thời theo sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp; hai là toàn những từ thuộc loại “đao to, búa lớn” nói lên mong muốn của chủ doanh nghiệp về nhiệm vụ của bộ máy trong tương lai, nhưng lại không sát thực tế. Trong trường hợp thứ nhất sẽ là thuận lợi nếu mọi việc suôn sẻ, không ai đụng đến ai. Thế nhưng khi có sự cố, truy tìm trách nhiệm quả là việc nhức đầu cho các giám đốc. Người chịu trách nhiệm thì không thực hiện, người thực hiện lại là người ‘hỗ trợ” hay “giúp đỡ” hoặc tất cả đều cùng chịu trách nhiệm nên cuối cùng chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Còn trường hợp thứ hai, do chúng ta vẽ nên một sơ đồ “vĩ đại” quá, bao trùm quá nhiều trách nhiệm so với năng lực của đội ngũ đang có, nên dẫn đến mọi người đâm ra co cụm và tìm cách “né” trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
Cả hai trường hợp trên đều có chung một điểm là vận hành dựa theo thói quen và khi xảy ra sự cố, sếp luôn phải đóng vai một vị quan toà phán xét. Vấn đề đau đầu hay gặp phải ở đây chính ở chỗ trách nhiệm và quyền hạn không đi đôi tương xứng với nhau, nhất là khi có một công việc mới phát sinh hoặc một dự án mới cần thực hiện. Theo thói quen, sếp thường giao việc cho cấp dưới nhưng quên giao quyền hạn; hoặc có giao quyền hạn nhưng lại quên công bố cho các bộ phận khác biết; hoặc lại không đúng theo cơ cấu của công ty từ trước đến nay. Và thế là khi thực hiện gặp trục trặc gì lại phải mang sếp ra “dọa”. Một hai lần đầu còn có tác dụng nhưng dần dà mọi người hiểu rằng đó chỉ là “dọa” nên rồi cũng làm lơ. Ai cũng bận rộn với công việc của mình, nên chẳng ai mặn mà lắm với các công việc mới nếu không có một sức ép nào từ lãnh đạo.
Có lãnh đạo nghĩ rằng các quyết định, giấy tờ, công bố việc bổ nhiệm chỉ là hình thức. Thật ra không hoàn toàn như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà trong những yêu cầu đầu tiên của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là phải có sự cam kết của lãnh đạo cao nhất bằng văn bản và phải được công bố trước toàn thể nhân viên. Đó là sự cam kết chính thức của lãnh đạo khi giao quyền và nhiệm vụ cho người thừa hành. Ở đây cần chú ý, với những nhiệm vụ quan trọng, lãnh đạo nên có cả cuộc họp công bố quyết định bổ nhiệm cho các bộ phận có liên quan và khi mọi người chưa quen chấp nhận người mới, giám đốc sẽ phải thường xuyên tìm cách “nhắc” lại khi có điều kiện. Nếu được như vậy, người được giao mới có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ. Một trường hợp khác cũng hay xảy ra là quyền hạn được giao quá lớn và người được giao chưa sẵn sàng đón nhận nó. Vì thế lúc này lãnh đạo cần phải theo dõi sát để giúp đỡ kịp thời.
Ngoài ra, có một điểm cũng rất quan trọng cần chú ý khi chọn người giao quyền và trách nhiệm. Có những người rất giỏi như một chuyên gia nhưng lại không giỏi triển khai công việc. Họ rất am hiểu về khía cạnh chuyên môn nhưng khi triển khai lại hay lúng túng dẫn đến sai sót, quên chỗ này, thiếu chỗ kia. Ngược lại, những nhân viên có tố chất của một người điều hành, triển khai công việc mà không được giao quyền, chỉ được sửdụng như một chuyên gia thì lại là quá uổng phí. Họ rất dễ bực bội, chán nản vì thấy sai mà không gỉai quyết được ngay, điều chỉnh hay sửa đổi cái gì cũng phải lựa lời nói khéo, nếu không được chỉ còn cách chuyển lên cấp trên. Mà sếp đâu phải lúc nào cũng có thời gian để xem xét và xử lý ngay đâu, dẫn đến chậm trễ, mất thời gian. Cả hai trường hợp trên cần phải tránh vì đều không phát huy tối đa được năng lực của đội ngũ.
Cuối cùng nếu chưa tin vào năng lực của nhân viên, khoan đừng vội giao phó; còn nếu đã giao thì phải tin. Giao nhiệm vụ phải giao đủ quyền lực để họ có thể thực hiện tốt công việc. Đừng quên thời gian đầu sẽ phải luôn ở bên cạnh, để nếu có khó khăn hãy tìm mọi cách hỗ trợ và giúp đỡ họ. Đó chính là một cách bồi dưỡng hiệu quả đội ngũ kế cận sau này.
Nguyễn Tân Kỷ