Ông NGUYỄN TÂN KỶ, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh công nghiệp MASAN (MSI), sinh năm 1968,  thạc sĩ hệ thống điện Viện Năng lượng Matxcova, Nga; Cử nhân Đại học kinh tế TP HCM
  • Từ năm 1996-1997: Giám đốc kinh doanh Công ty NIKA – King Lion, Matxcova, Nga.
  • Từ năm 1997 – 2000: Phó giám đốc điều hành Công ty TNHH FOODTEC thuộc Tập đoàn MASAN (Việt Nam)
  • Từ 2001 đến nay: Giám đốc điều hành Công ty TNHH FOODTEC.
  • Từ 2003 đến nay: Tổng giám đốc Công ty Liên doanh công nghiệp MASAN.


Đừng ngần ngại xin lỗi nhân viên
Công ty Liên doanh công nghiệp Masan mà ông Nguyễn Tân Kỷ là Tổng giám đốc là một thành viên của tập đoàn Masan. Masan Group là một tập đoàn kinh tế của người Việt thành lập năm 1996, hiện có 12 công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất bao bì màng nhựa phức hợp, khai thác khoáng sản, thương mại xuất nhập khẩu, kinh doanh ô tô tải, vận tải biển quốc tế, tự động hóa và công nghệ thông tin, tài chính, xây dựng....


V ì sao ông rẽ sang  hoạt đông kinh doanh
Trần Trí, Đại học Bách khoa
            - Tôi được cử đi  du học Liên Xô và may mắn được học tạI Viện Năng lượng Moscow (MEI)- chuyên đào tạo các kỹ sư năng lượng đạt trình độ quốc tế. Tôi đến với nghề kinh doanh một phần do tình cờ và một phần muốn thử sức ở một lĩnh vực mới. Càng làm, càng học tôi càng mê ngành quản trị và kinh doanh. Quản trị kinh doanh là một ngành vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Khoa học giúp cho việc xử lý công việc, cách đặt vấn đề, tìm kiếm những giải pháp mang tính sáng tạo, còn nghệ thuật giúp cho cách ứng xử, cách huy động, tập hợp mọi người vào mục đích chung của doanh nghiệp.

Phẩm chất nào của các đồng sự được ông đánh giá cao ?
Thùy Trang, Công ty cổ phần thương mại Mỹ Tho
- Khả năng tư duy, sáng tạo luôn là những yếu tố được các nhà quản trị đánh giá cao. Tuy nhiên theo tôi rất cần sự đam mê đối với công việc, không có lòng say mê, rất khó đạt thành tích cao. Đơn giản là vì công việc không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, chính niềm say mê, khát khao sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách để thành công. Ngoài ra, đức tính trung thực, chính trực cũng luôn có ở những người thành công.

Quan điểm của ông  về việc sử dụng nhân sự

Đoan Trang, Đại Học Kinh tế

- Ai cũng có mặt mạnh, mặt yếu, sở trường, sở đoản. Hãy bố trí và phân công như thế nào để có thể khai thác mặt mạnh và hạn chế các mặt yếu của mỗi cá nhân. Tìm và bố trí công việc phù hợp cho mỗi thành viên của doanh nghiệp để họ có thể đóng góp tối đa khả năng luôn là mục tiêu mà tôi theo đuổi. Hãy đánh thức những tiềm năng còn đang ẩn chứa trong mỗi nhân viên – đó là nhiệm vụ của người lãnh đạo. Môi trường và cơ hội là cái mà người lãnh đạo phải tạo ra cho đội ngũ nhân viên của mình. Và điều cuối cùng, trong quan hệ luôn đối xử một cách chân tình với tất cả mọi người.

Các bài viết về quản trị doanh nghiệp của ông trên TBKTSG đã giúp sinh viên những kinh nghiệp cần thiết trên bước đường  lập nghiệp. Ông làm gì những khi nóng giận?
Trần Tài, Đại học Ngoại thương

- Tôi chịu nhiều ảnh hưởng từ tính cách của cha và mẹ. Mẹ giúp tôi thói quen ngăn nắp, cẩn thận ngay từ nhỏ. Tôi được thừa hưởng từ cha khả năng tư duy logic và một chút kỹ năng viết lách. Ba tôi là biên tập viên của một tờ báo. Thưở nhỏ, tôi học giỏi các môn khoa học tự nhiên, nhưng tôi cũng rất mê văn, sử.  Sau này khi làm công tác quản lý, tôi nhận ra rằng kỹ năng nói và viết là rất cần thiết. Mình biết, nhưng làm thế nào để truyền đạt cái biết đó cho người khác, rồi để người ta hiểu, tiếp thu được, nhớ được và làm đúng như mong muốn quả không dễ dàng chút nào. Đã bao sự cố xảy ra do thông điệp truyền đi khó hiểu, gây nhầm lẫn. Viết lại là kỹ năng khó hơn nữa.
Làm thế nào những lúc nóng giận và căng thẳng ư ? tại công ty, tôi tránh hết sức việc trút gánh nặng hay nỗi bực bội lên nhân viên. Bản thân mình ở vị trí cao còn mệt mỏi, liệu nhân viên với sức chịu đựng thấp hơn sẽ chịu thế nào đây. Thường khi đó, tôi cố gắng giữ bình tĩnh nghĩ về những mặt tốt của vấn đề, hoặc gác lại chờ khi tỉnh táo, bình tĩnh sẽ giải quyết. Nếu có lúc lỡ lời và biết mình sai, tôi không ngần ngại xin lỗi, kể cả với nhân viên.
Làm vài ly bia, tán gẫu với bạn bè cũng là cách giảm căng thẳng trong công việc. Và cuối cùng gia đình chính là nơi giảm stress tốt nhất.

Có người khuyên rằng sinh viên kỹ thuật cần học thêm về quản trị để có thể thành công. Ý kiến của ông về vấn đề này ?
 Trần Tài, đại học Ngoại thương
- Nếu có điều kiện thì các bạn nên học thêm về quản lý kinh tế để hỗ trợ cho công việc. Trường kỹ thuật dạy cách thức đặt vấn đề, tư duy logic, tính cẩn thận, khả năng tính toán chính xác, thu thập các dữ liệu cần thiết… Nhưng cái mà các bạn thiếu là kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, tư duy chiến lược, hiểu biết về kế toán, tài chính…và những điều này được dạy trong trường kinh tế. Nhiều giám đốc công ty Việt Nam rất giỏi chuyên môn nhưng lại không rành về tài chính, kế toán,quản lý nhân sự, quản lý chất lượng và tất nhiên nếu như vậy, rất khó thành công. Ngược lại, các giám đốc nước ngoài hiểu rất sâu về tài chính, về nhân sự, về hệ thống quản lý chất lượng song song cùng với kinh nghiệm chuyên môn. Theo tôi thì nên học về quản trị kinh doanh sau khi đi làm tối thiểu là 2 năm hoặc đã có một bằng chuyên môn. 



 
Top