- Original version-
Các bạn trẻ hay hỏi ý kiến tôi trước những vấn đề cần đưa ra quyết định đại loại như, em muốn thử sức ở môi trường mới thử thách hơn, thu nhập cao hơn nhưng bên đó bắt đi làm thứ Bảy và nghe nói thường phải về trễ nên chưa biết sao, hay cuối tuần này đến hạn trả lời cho khách hàng để ký hợp đồng nhưng giờ công ty em đang phải chạy một dự án cũng rất gấp… Có lẽ trong cuộc sống và công việc, chúng ta thường xuyên gặp phải những tình huống tương tự. Chúng ta luôn phải lựa chọn và thật không đơn giản khi phải ra quyết định chọn phương án nào, bỏ phương án nào…
Quả đúng vậy, chúng ta luôn phải cân nhắc, thiệt hơn từng giải pháp. Phương án nào cũng đều có ưu, có khuyết và bản năng của con người đều chỉ muốn được chứ không ai muốn mất, cái bẫy vấn đề nằm ở chính chỗ này. Nhiều bạn trẻ mất nhiều thời gian để suy tính, đắn đo và không ra được quyết định, đến khi ra quyết định, cơ hội đã vuột mất. Thậm chí có người còn lâm vào trạng thái tệ hơn, đã chọn rồi nhưng khi thực hiện lại nhùng nhằng nuối tiếc phương án kia, được nửa đường lại quyết định quay lại cách kia, cuối cùng “xôi hỏng, bỏng không”, chẳng phương án nào thành công. Chắc không ít người trong chúng ta từng gặp phải những ví dụ tương tự.
Trong doanh nghiệp cũng thế, chắc hẳn tất cả còn nhớ khi Steve Jobs quay trở lại nhận nhiệm vụ điều hành Apple, khi đó Apple có cả ngàn dự án dang dở trong đủ mọi lĩnh vực. Việc đầu tiên ông làm là loại bỏ hết 990 dự án, chỉ giữ lại 10 dự án và chính trong số những dự án ít ỏi này đã tạo nên máy tính MacBook, máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone huyền thoại ngày hôm nay. Lựa chọn việc không làm cũng quan trọng như lựa chọn việc sẽ làm. Nguồn lực luôn là hữu hạn, cần chọn những cơ hội nào phù hợp nhất và bỏ những cơ hội cũng tốt nhưng kém hơn. Tập trung mọi nguồn lực vào một, hai cơ hội được lựa chọn sẽ mang lại thành công hơn là dàn trải chia đều nguồn lực cho nhiều dự án, điều này trong kinh doanh có lẽ ai cũng biết, nhưng không phải lúc nào cũng nhớ hay kiên định thực hiện.
Nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ, khoảng mười năm về trước, vào thời kỳ bùng nổ chứng khoán và bất động sản tại Việt Nam, rất nhiều công ty, những Tổng công ty lớn có dòng tiền mạnh hoặc có thể vay vốn với chi phí thấp không thoát được sự cám dỗ của việc “cứ mua là thắng, cứ bán là lời”. Tuy nhiên cùng thời điểm đó, khi mà nhà nhà đầu tư, người người đầu tư vẫn có công ty trong chiến lược kinh doanh của mình khẳng định rõ điều chúng tôi sẽ không làm là đầu tư vào bất động sản và chứng khoán ngắn hạn. Họ bỏ qua các lợi ích trước mắt, tập trung vào những lĩnh vực, những cơ hội có tiềm năng nổi trội. Kết quả sau đó như thế nào chắc chúng ta đều biết, nhóm công ty đầu tư dàn trải đi qúa xa lĩnh vực hoạt động kinh doanh cốt lõi, thời gian đầu thắng lớn nhưng khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm do không phải lĩnh vực sở trường nên nhiều công ty rơi vào cảnh thua lỗ, nợ nần và làm ảnh hưởng luôn cả hoạt động kinh doanh chính của họ. Còn nhóm công ty kiên định với lĩnh vực kinh doanh chính, do tập trung toàn nguồn lực không vướng vào những “cái bẫy kiếm tiền ngắn hạn ” nên họ càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực hoạt động.
Bản năng con người luôn mong muốn đi tìm thứ tốt nhất: công việc tốt nhất, căn nhà đẹp nhất, trường học cho con tốt nhất… tuy nhiên thực tế cho thấy thường đa phần chúng ta chỉ chọn được những cái ít tồi nhất thay vì thứ tốt nhất. Ai cũng mong muốn rất nhiều và điều này cũng chính là động lực đưa con ngừoi vượt lên phía trước và luôn sáng tạo tìm kiếm những điều mới mẻ, tuy nhiên ta cần biết lưa chọn các mong muốn.
Cuộc sống luôn cho chúng ta cơ hội và cơ hội nào cũng đều có mặt trái, mặt phải của nó. Phương án nào kể cả tốt đẹp cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Một trong những phương pháp tương đối đơn giản và hiệu quả cho việc đánh giá và chọn lựa các phương án chính là lập các thứ tự ưu tiên, cho trọng số tính điểm. Cần lưu ý ở đây là không nên đưa ra quá nhiều tiêu chí đánh giá, khi đó chúng ta sẽ bị rối và mất nhiều thời gian, đến lúc quyết định cơ hội đã không còn.
Bản chất của quá trình ra quyết định chính là quá trình giải quyết các mâu thuẫn. Bất kỳ một quyết định nào dù lớn hay bé, trong công việc hay cuộc sống cá nhân cũng đều mang lại hai sắc thái trái chiều nhau. Hiếm có quyết định nào chỉ toàn một màu hồng hay xám. Khi ra quyết định, chính là lúc chúng ta cân nhắc thiệt hơn, tìm lời giải cho những gam màu xám hay liệu lợi ích từ mảng màu hồng có đủ sức làm nhạt đi gam màu xám hay không! Hai mảng này luôn mâu thuẫn lẫn nhau chứ không thể cùng tồn tại vui vẻ. Người ra quyết định cần lường trước được những mâu thuẫn này và tìm cách giải chúng trước khi chọn phương án. Vấn đề sẽ không tự nhiên mất đi nếu chúng ta không giải chúng.
Dù khó, nhưng chúng ta vẫn cần phải ra quyết định, phải lựa chọn giải pháp phù hợp và khi đó đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ đi các giải pháp không được lựa chọn.
Bản tính con người luôn muốn nhiều nhưng có lúc cũng cần phải biết buông bỏ…
Quả đúng vậy, chúng ta luôn phải cân nhắc, thiệt hơn từng giải pháp. Phương án nào cũng đều có ưu, có khuyết và bản năng của con người đều chỉ muốn được chứ không ai muốn mất, cái bẫy vấn đề nằm ở chính chỗ này. Nhiều bạn trẻ mất nhiều thời gian để suy tính, đắn đo và không ra được quyết định, đến khi ra quyết định, cơ hội đã vuột mất. Thậm chí có người còn lâm vào trạng thái tệ hơn, đã chọn rồi nhưng khi thực hiện lại nhùng nhằng nuối tiếc phương án kia, được nửa đường lại quyết định quay lại cách kia, cuối cùng “xôi hỏng, bỏng không”, chẳng phương án nào thành công. Chắc không ít người trong chúng ta từng gặp phải những ví dụ tương tự.
Trong doanh nghiệp cũng thế, chắc hẳn tất cả còn nhớ khi Steve Jobs quay trở lại nhận nhiệm vụ điều hành Apple, khi đó Apple có cả ngàn dự án dang dở trong đủ mọi lĩnh vực. Việc đầu tiên ông làm là loại bỏ hết 990 dự án, chỉ giữ lại 10 dự án và chính trong số những dự án ít ỏi này đã tạo nên máy tính MacBook, máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone huyền thoại ngày hôm nay. Lựa chọn việc không làm cũng quan trọng như lựa chọn việc sẽ làm. Nguồn lực luôn là hữu hạn, cần chọn những cơ hội nào phù hợp nhất và bỏ những cơ hội cũng tốt nhưng kém hơn. Tập trung mọi nguồn lực vào một, hai cơ hội được lựa chọn sẽ mang lại thành công hơn là dàn trải chia đều nguồn lực cho nhiều dự án, điều này trong kinh doanh có lẽ ai cũng biết, nhưng không phải lúc nào cũng nhớ hay kiên định thực hiện.
Nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ, khoảng mười năm về trước, vào thời kỳ bùng nổ chứng khoán và bất động sản tại Việt Nam, rất nhiều công ty, những Tổng công ty lớn có dòng tiền mạnh hoặc có thể vay vốn với chi phí thấp không thoát được sự cám dỗ của việc “cứ mua là thắng, cứ bán là lời”. Tuy nhiên cùng thời điểm đó, khi mà nhà nhà đầu tư, người người đầu tư vẫn có công ty trong chiến lược kinh doanh của mình khẳng định rõ điều chúng tôi sẽ không làm là đầu tư vào bất động sản và chứng khoán ngắn hạn. Họ bỏ qua các lợi ích trước mắt, tập trung vào những lĩnh vực, những cơ hội có tiềm năng nổi trội. Kết quả sau đó như thế nào chắc chúng ta đều biết, nhóm công ty đầu tư dàn trải đi qúa xa lĩnh vực hoạt động kinh doanh cốt lõi, thời gian đầu thắng lớn nhưng khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm do không phải lĩnh vực sở trường nên nhiều công ty rơi vào cảnh thua lỗ, nợ nần và làm ảnh hưởng luôn cả hoạt động kinh doanh chính của họ. Còn nhóm công ty kiên định với lĩnh vực kinh doanh chính, do tập trung toàn nguồn lực không vướng vào những “cái bẫy kiếm tiền ngắn hạn ” nên họ càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực hoạt động.
Bản năng con người luôn mong muốn đi tìm thứ tốt nhất: công việc tốt nhất, căn nhà đẹp nhất, trường học cho con tốt nhất… tuy nhiên thực tế cho thấy thường đa phần chúng ta chỉ chọn được những cái ít tồi nhất thay vì thứ tốt nhất. Ai cũng mong muốn rất nhiều và điều này cũng chính là động lực đưa con ngừoi vượt lên phía trước và luôn sáng tạo tìm kiếm những điều mới mẻ, tuy nhiên ta cần biết lưa chọn các mong muốn.
Cuộc sống luôn cho chúng ta cơ hội và cơ hội nào cũng đều có mặt trái, mặt phải của nó. Phương án nào kể cả tốt đẹp cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Một trong những phương pháp tương đối đơn giản và hiệu quả cho việc đánh giá và chọn lựa các phương án chính là lập các thứ tự ưu tiên, cho trọng số tính điểm. Cần lưu ý ở đây là không nên đưa ra quá nhiều tiêu chí đánh giá, khi đó chúng ta sẽ bị rối và mất nhiều thời gian, đến lúc quyết định cơ hội đã không còn.
Bản chất của quá trình ra quyết định chính là quá trình giải quyết các mâu thuẫn. Bất kỳ một quyết định nào dù lớn hay bé, trong công việc hay cuộc sống cá nhân cũng đều mang lại hai sắc thái trái chiều nhau. Hiếm có quyết định nào chỉ toàn một màu hồng hay xám. Khi ra quyết định, chính là lúc chúng ta cân nhắc thiệt hơn, tìm lời giải cho những gam màu xám hay liệu lợi ích từ mảng màu hồng có đủ sức làm nhạt đi gam màu xám hay không! Hai mảng này luôn mâu thuẫn lẫn nhau chứ không thể cùng tồn tại vui vẻ. Người ra quyết định cần lường trước được những mâu thuẫn này và tìm cách giải chúng trước khi chọn phương án. Vấn đề sẽ không tự nhiên mất đi nếu chúng ta không giải chúng.
Dù khó, nhưng chúng ta vẫn cần phải ra quyết định, phải lựa chọn giải pháp phù hợp và khi đó đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ đi các giải pháp không được lựa chọn.
Bản tính con người luôn muốn nhiều nhưng có lúc cũng cần phải biết buông bỏ…
Nguyễn Tân Kỷ
"Bài báo: Cần biết buông bỏ... - TBKTSG số 6, 08/02/2018"
"Bài báo: Cần biết buông bỏ... - TBKTSG số 6, 08/02/2018"
0 nhận xét:
Đăng nhận xét