Giữ
được cam kết đối với
người tiêu dùng, dù là
người tiêu dùng nhỏ tuổi
nhất, là
con đường dẫn
đến thành công của
doanh nghiệp.Ảnh:
Lê Toàn.
|
(TBKTSG)
- Năm 2008 với nhiều sự kiện kinh tế không mang sắc hồng sắp kết thúc. Tám
tháng đầu năm chúng ta phải vật lộn với lạm phát lên đến gần 30%, còn các tháng
cuối năm lại phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế trong bối cảnh cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan rộng từ Tây sang Đông, từ Âu sang Á và
nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này.
Có
lẽ đã lâu lắm rồi mới có cảnh các doanh nghiệp dệt may, giày da, thủy sản thừa
công nhân vào dịp cuối năm, lãi suất cơ bản đã giảm xuống mức 8,5%/năm nhưng
dường như cũng chưa giúp các doanh nghiệp khởi sắc hay kích thích gia tăng tiêu
dùng. Lãi suất giảm, bất động sản vẫn đóng băng nhưng chỉ số VN-Index vẫn đang
loanh quanh ở mức 300 điểm, sụt giảm ba lần so với đầu năm 2008.
Có
nhiều nguyên nhân lý giải những điều này, nhưng có lẽ một nguyên nhân chung và
căn bản nhất chính là sự mất niềm tin của dân chúng, của nhà đầu tư vào thị
trường.
Khi
dân chúng mất niềm tin vào chính phủ thì chính phủ đó chỉ còn cách ra đi. Điều
này minh chứng qua kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 vừa rồi. Dân chúng Mỹ đã
mất lòng tin vào chính phủ của Tổng thống Bush và đường lối của đảng Cộng hòa,
nên họ đã bỏ phiếu cho Obama và đảng Dân chủ với hy vọng chính phủ tương lai sẽ
cứu được nền kinh tế Mỹ đang suy thoái và làm bạn với thế giới.
Ở một quy mô nhỏ hơn, khi nhà đầu tư
không còn niềm tin thị trường chứng khoán sẽ hồi phục và tăng trưởng thì dù cho
các công ty niêm yết có làm ăn tốt, giá trị cổ phiếu có thấp hơn giá trị sổ
sách, lãi suất ngân hàng có giảm họ vẫn không đầu tư mua vào mà vẫn tiếp tục
bán ra làm cho thị trường suy giảm lại càng suy giảm thêm.
Trong
doanh nghiệp bức tranh cũng tương tự như vậy. Ngày nay chúng ta ai cũng biết
đến giá trị và sức mạnh của thương hiệu. Chúng ta uống bia X không phải chỉ vì
cái chất men màu vàng nổi bọt đó, mà còn vì lịch sử của thương hiệu X. Chúng ta
quyết định sử dụng điện thoại Y, đi chiếc xe máy Z, thì mối quan tâm đầu tiên
đều xuất phát từ cái tên của thương hiệu Y hay Z rồi mới đến các chức năng của
nó...
Tất cả những điều đó tạo nên giá trị cho thương hiệu, nhưng nếu nhìn sâu hơn thì đó chính là niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu đó. Chính từ niềm tin này sẽ tạo nên lòng trung thành hay tình yêu đối với thương hiệu, điều mà các chủ thương hiệu, những người làm marketing luôn sẵn lòng bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để có.
Niềm tin được được nuôi dưỡng không thể chỉ bằng lời nói, cũng không thể chỉ bằng vật
chất mà hơn cả là phải từ cái tâm của những người đứng đầu, những lãnh đạo
doanh nghiệp hay tổ chức. Chỉ có được tất cả như vậy niềm tin mới vững bền và
trường tồn theo thời gian.
Trong
cuộc khủng hoảng năm 2008 tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp không ít thì
nhiều đều bị ảnh hưởng, tuy vậy vẫn có những doanh nghiệp tận dụng được cơ hội
vượt qua, họ không những giữ vững được tốc độ tăng trưởng mà còn phát triển cao
hơn những năm trước.
Một
trong những vũ khí mà các doanh nghiệp này có được chính là họ đang sở hữu một
thứ tài sản quý giá - niềm tin. Đối với thị trường và khách hàng, họ có được
niềm tin đối với thương hiệu, đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình cung
cấp. Đối với nội bộ doanh nghiệp, họ duy trì được niềm tin của cả đội ngũ nhân
viên vào sự thành công, vào con đường của doanh nghiệp chọn lựa. Chính niềm tin
này đã giúp họ vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng và
đi lên mạnh mẽ.
Tất
nhiên nói ra thì ai cũng thấy dễ, nhưng để thực hiện và duy trì thì không dễ
dàng chút nào, kể cả trong lúc khó khăn hay khi thành công. Ví như trong cơn
bão tăng giá vừa qua, vì quá khó khăn nên có doanh nghiệp không giữ được cam
kết của mình đối với người tiêu dùng. Điều chỉnh chất lượng để giảm giá thành,
điều này có thể giúp doanh nghiệp không sụt giảm doanh số, lợi nhuận trong ngắn
hạn nhưng xét về lâu dài chính nó sẽ làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng
về giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và tất nhiên hình ảnh của doanh
nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Như việc giá xăng dầu, hạt nhựa, sắt thép trong thời gian qua, khi thời điểm giá cả thế giới biến động tăng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này điều chỉnh giá bán từng tuần, có tháng giá tăng đến ba, bốn lần, nhưng đến khi giá giảm họ vẫn không chịu giảm giá tương ứng với lý do còn tồn nhiều nguyên liệu, hàng hóa do đã đặt mua theo các hợp đồng giao sau từ lúc giá cao giờ không hủy được hay thậm chí để bù lại số thiệt hại khi giá tăng hồi đầu năm. Điều này chắc chắn sẽ làm mất niềm tin của khách hàng và lẽ đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến những nhà cung cấp khác khi có điều kiện.
Hay
trong nội bộ doanh nghiệp, khi khó khăn quá đôi khi lãnh đạo cũng không giữ
được các cam kết của mình, điều này sẽ làm cho đội ngũ chán nản và khó có thể
có được sự cống hiến hết mình hay sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Còn khi
thành công, đôi lúc lại bị ánh hào quang chiến thắng làm hoa mắt, quên đi những
lời hứa lúc khó khăn, nên điều này cũng sẽ làm suy giảm lòng tin của đội ngũ.
Quá
trình xây dựng doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và gian khó, chỉ một phút
lơ là, bỏ quên cũng có thể sẽ là thảm họa cho cả doanh nghiệp trong tương lai.
Trong năm qua chúng ta đã chứng kiến sự nguy khốn hay sụp đổ của những định chế
tài chính khổng lồ, những đại công ty có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Một lãnh
đạo dù tài giỏi xuất chúng đến đâu cũng không thể một mình xây dựng thành công
một công việc kinh doanh, một doanh nghiệp.
Quá
trình này rất cần sự góp sức của nhiều người, của cả đội ngũ. Chất keo gắn kết
và giúp đội ngũ này vượt qua những giai đoạn khó khăn thử thách chính là niềm
tin thắng lợi. Khơi dậy được niềm tin đã khó, nuôi dưỡng duy trì để nó luôn
vững mạnh lại còn khó hơn nữa. Niềm tin được nuôi dưỡng không thể chỉ bằng lời
nói, cũng không thể chỉ bằng vật chất mà hơn cả là phải từ cái tâm của những
người đứng đầu, những người lãnh đạo doanh nghiệp hay tổ chức. Chỉ có được tất
cả như vậy niềm tin mới vững bền và trường tồn theo thời gian.
Nguyễn Tân Kỷ