Nhạy bén trong
kinh doanh
Có
một chuyên gia kinh tế ví von, nếu coi hội nhập kinh tế thế giới là biển cả thì
các doanh nghiệp là những con thuyền ở ngoài khơi và các doanh nhân là những thuyền
trưởng, những thủy thủ đoàn.
Đúng vậy nếu trước đây thuyền ta chỉ quen bơi trong kênh, rạch, sông, hồ ít sóng, thì nay hội nhập kinh tế đến gần với AFTA, WTO sẽ lôi những con thuyền ra biển lớn dù muốn hay không muốn, anh cũng phải học lái thuyền trên biển, lái để tồn tại, để sống sót và tìm cơ hội đến những hải cảng phồn hoa trên thế giới. Đó là hai mặt của toàn cầu hoá: tạo cơ hội nếu biết tận dụng cũng như là nguy cơ nếu không thích ứng kịp thời. Doanh nhân Việt Nam luôn có thế mạnh ở khả năng linh hoạt và thích ứng nhanh với sự thay đổi của hoàn cảnh, môi trường. Khả năng nắm bắt và tận dụng thời cơ cũng là một mặt mạnh của các doanh nhân trẻ Việt nam. Cái thiếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đó là tầm nhìn chiến lược dài hạn, nhưng để đạt được trình độ ngày hôm nay, ngay cả các nước trong khu vực cạnh chúng ta họ cũng đã trải nghiệm trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh với số thời gian dài gấp mấy lần Việt nam rồi. Tuy vậy chúng ta có một lợi điểm là người đi sau, nếu biết học sẽ tránh được những sai lầm của người đi trước, đúc rút kinh nghiệm người khác chuyển thành của mình.
Đúng vậy nếu trước đây thuyền ta chỉ quen bơi trong kênh, rạch, sông, hồ ít sóng, thì nay hội nhập kinh tế đến gần với AFTA, WTO sẽ lôi những con thuyền ra biển lớn dù muốn hay không muốn, anh cũng phải học lái thuyền trên biển, lái để tồn tại, để sống sót và tìm cơ hội đến những hải cảng phồn hoa trên thế giới. Đó là hai mặt của toàn cầu hoá: tạo cơ hội nếu biết tận dụng cũng như là nguy cơ nếu không thích ứng kịp thời. Doanh nhân Việt Nam luôn có thế mạnh ở khả năng linh hoạt và thích ứng nhanh với sự thay đổi của hoàn cảnh, môi trường. Khả năng nắm bắt và tận dụng thời cơ cũng là một mặt mạnh của các doanh nhân trẻ Việt nam. Cái thiếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đó là tầm nhìn chiến lược dài hạn, nhưng để đạt được trình độ ngày hôm nay, ngay cả các nước trong khu vực cạnh chúng ta họ cũng đã trải nghiệm trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh với số thời gian dài gấp mấy lần Việt nam rồi. Tuy vậy chúng ta có một lợi điểm là người đi sau, nếu biết học sẽ tránh được những sai lầm của người đi trước, đúc rút kinh nghiệm người khác chuyển thành của mình.
Ước muốn
Hãy có cái nhìn
công tâm hơn
Tôi nhận thấy, càng ngày xã hội càng thay đổi cách
nhìn nhận đối với giới doanh nhân theo chiều hướng tốt hơn. Đây cũng là một tín
hiệu vui cho đội ngũ những người làm kinh tế. Nhưng cũng muốn xã hội có cái nhìn
công tâm hơn với đội ngũ doanh nhân “non trẻ” của chúng ta. Hãy nhìn nhận cả những
mặt tích cực, mặt tốt của họ, chứ đừng chỉ nhìn mặt tiêu cực rồi nghĩ tất cả đều
một màu u ám. Theo tôi hãy công bằng với đội ngũ doanh nhân như các ngành nghề
khác trong xã hội. Chỉ có ai không làm gì, người đó mới không phạm sai lầm. Báo
chí hãy viết nhiều hơn về những tấm gương khởi nghiệp, những doanh nhân gặp thất
bại nhưng không nản chí lại đứng lên xây dựng lại, viết về những thương hiệu Việt
thành công trong nước cũng như thế giới, viết về những doanh nhân trí thức của
thế kỷ 21 – chính họ sẽ là tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong các thập kỷ
tới. Để những lần kỷ niệm 70 năm, 80 năm thành lập nước, chúng ta sẽ có nhiều điều
để nói, để tự hào với con cháu bên cạnh những trang sử hào hùng trong của lớp
cha, anh đi trước.
Nguyễn Tân Kỷ
Nguyễn Tân Kỷ