Giám đốc một công ty ở quận 7 tâm sự,
nhân viên công ty khi trình bày lý do đi trễ, đa số nguyên nhân nêu ra đầu tiên
đều là kẹt xe cầu Tân Thuận. Đây là lý do có thật, nhưng giải quyết như thế nào
bây giờ ? Chuyển nhà máy đi nơi khác ? hay đợi đến khi thành phố xây xong cầu Tân
Thuận 2 rồi sản xuất tiếp ?
Anh cười và lắc đầu ngao ngán. Quả thật đây chỉ là một trong vô vàn trường hợp, nhà quản lý phải đối mặt khi đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của con người thường hay tìm kiếm nguyên nhân cho việc không hoàn thành nhiệm vụ hay giải thích việc không thực hiện được ở những lý do mang yếu tố khách quan. Đây cũng là điều bình thường và dễ hiểu. Vì những nguyên nhân này dễ nhận ra nhất và nó chính là điều trực tiếp làm nảy sinh vấn đề. Nhưng nó cũng giống như việc kẹt xe hiện nay, chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên việc đi trễ, không đúng giờ hẹn, thậm chí lỡ giờ tàu chạy… Vậy phải giải vấn đề này như thế nào ? hay chỉ trông chờ vào sự can thiệp của chính quyền thành phố mở thêm các tuyến đường mới hoặc công an giao thông có mặt đúng lúc ? Chắc ít ai trong chúng ta lại tìm cách giải quyết như vậy, đơn giản điều đó không khả thi và không thực tế vào thời điểm hiện tại. Đa phần mọi người sẽ đi làm sớm hơn, trừ hao thời gian nhiều hơn, hoặc chọn các thời điểm hay các tuyến đường xa nhưng “thoáng” hơn để đi làm… Nghĩa là sẽ chọn những giải pháp, chúng ta có thể tự thực hiện không cần đến sự can thiệp của bất kỳ ai.
Anh cười và lắc đầu ngao ngán. Quả thật đây chỉ là một trong vô vàn trường hợp, nhà quản lý phải đối mặt khi đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của con người thường hay tìm kiếm nguyên nhân cho việc không hoàn thành nhiệm vụ hay giải thích việc không thực hiện được ở những lý do mang yếu tố khách quan. Đây cũng là điều bình thường và dễ hiểu. Vì những nguyên nhân này dễ nhận ra nhất và nó chính là điều trực tiếp làm nảy sinh vấn đề. Nhưng nó cũng giống như việc kẹt xe hiện nay, chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên việc đi trễ, không đúng giờ hẹn, thậm chí lỡ giờ tàu chạy… Vậy phải giải vấn đề này như thế nào ? hay chỉ trông chờ vào sự can thiệp của chính quyền thành phố mở thêm các tuyến đường mới hoặc công an giao thông có mặt đúng lúc ? Chắc ít ai trong chúng ta lại tìm cách giải quyết như vậy, đơn giản điều đó không khả thi và không thực tế vào thời điểm hiện tại. Đa phần mọi người sẽ đi làm sớm hơn, trừ hao thời gian nhiều hơn, hoặc chọn các thời điểm hay các tuyến đường xa nhưng “thoáng” hơn để đi làm… Nghĩa là sẽ chọn những giải pháp, chúng ta có thể tự thực hiện không cần đến sự can thiệp của bất kỳ ai.
Trong kỹ năng giải quyết vấn đề có lưu
ý, nếu chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra vấn đề, tức
là giải triệt để vấn đề, hãy tìm cách làm giảm thiểu tác hại của nó. Tuy vậy
trong thực tế công việc, chúng ta thường hay quên mất điều này khi tìm nguyên
nhân và giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Chúng ta cứ loay hoay tìm kiếm cách
triệt tiêu những nguyên nhân, mà những nguyên nhân này chúng ta lại không tự giải
quyết được. Thông thường có hai lý do giải thích việc “quên” này. Thứ nhất do
nguyên nhân quá dễ thấy và quá chính yếu. Thứ hai là do sự thụ động trong xử lý
công việc và trong cả suy nghĩ, không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân. Những
lời giải thích nguyên nhân không phụ thuộc bản thân chúng ta, nhằm để tự an ủi
bản thân không mang lại một ích lợi tích cực gì, ngoài ý nghĩa vỗ về đôi chút, mong
muốn nhẹ đi cảm giác không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng cuối cùng thất bại vẫn là
thất bại, và sự thực này chúng ta không thể trốn tránh.
Nếu cứ mải mê đi tìm những lý do mà
chúng ta lại không có thể tác động triệt tiêu được chúng, có phải là công dã tràng
không ? Đừng cố đâm đầu vào đá, đừng tốn công sức, năng lượng và thời gian làm
việc này, hãy dành năng lượng và thời gian cho việc tìm kiếm nguyên nhân chủ
quan và tìm cách giải quyết chúng. Thay vì chúng ta bực bội, đau khổ vì lỡ hẹn
do kẹt xe, hãy đi sớm hơn một chút, chọn một lộ trình khác, xa hơn nhưng dễ đi
hơn, tránh được những đoạn đường có nguy cơ kẹt xe. Triết lý ở đây rất đơn giản
nhưng hiệu quả. Hãy hướng suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực, tìm kiếm
nguyên nhân mà chính bản thân chúng ta có thể tự quyết định được chứ đừng trông
chờ ở bên ngoài.
Quay lại chuyện trong doanh nghiệp,
tình huống thường hay xảy ra khi tương tác giữa các bộ phận, phòng ban là sự đổ
lỗi cho nhau. Bên sản xuất đổ cho bên bảo trì không sửa chữa máy móc kịp thời,
bên bảo trì giải thích do công nhân vận hành máy không đúng thao tác, sản xuất
lại biện minh do chưa có bản hướng dẫn, phòng quản lý chất lượng nói đã ban hành
rồi nhưng sản xuất không tổ chức phổ biến cho công nhân… Những sự việc như vậy
có thể kéo dài và không có lối ra. Nhà quản lý luôn phải đóng vai trò một vị
quan toà bất đắc dĩ. Và nếu không tỉnh táo, bản thân anh cũng sẽ bị cuốn vào cái
mớ bòng bong lý do và nguyên nhân này. Có những cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng
hồ mất rất nhiều thời gian và công sức của các bộ phận, nhưng hiệu quả không
cao vì tất cả thành viên đã mất quá nhiều thời gian cho việc đi tìm lỗi của
nhau. Và khi tất cả đã quá mệt mỏi, muốn kết thúc thì mới dành một chút thời
gian để tìm giải pháp. Vì vậy họp rất lâu, mà vẫn không hiệu quả. Lối thoát hữu
hiệu trong trường hợp này là hướng suy nghĩ của cả tập thể vào việc tìm các
nguyên nhân chủ quan trước, những nguyên nhân chúng ta có thể giải ngay được mà
không cần sự trợ giúp của bộ phận khác hoặc sự trợ giúp là tối thiểu. Bộ phận sản
xuất hãy tổ chức các buổi hướng dẫn vận hành ngay trên máy, nhờ bên chất lượng
hỗ trợ tài liệu và bảo trì hướng dẫn thao tác cho công nhân vận hành. Bộ phận bảo
trì lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra tình trạng thiết bị. Công nhân vận
hành cho chạy máy không tải trước khi bấm nút sản xuất… Với cách hướng suy nghĩ
theo lối tích cực như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức, và
điều chính yếu là sẽ bỏ bớt những cuộc họp mang tính tranh cãi, đổ lỗi cho nhau.
Nhà quản lý không mất nhiều thời gian làm quan toà phân xử.
Bản chất con người luôn đi tìm sự an
ủi, huyễn hoặc bản thân khi không thành công. Ở một chừng mực vừa phải, điều này
có thể giúp chúng ta giảm được stress, nhưng đừng quên ngay sau đó chúng ta phải
suy nghĩ theo hướng tích cực tìm biện pháp khắc phục ngay. Lý thuyết rất đơn giản,
nhưng cần nhớ và thực hiện. Trăm hay không bằng tay quen, hãy luyện tập việc
suy nghĩ tìm các nguyên nhân và giải pháp mang tính chủ quan nhiều hơn, thậm chí
không cần chú ý đến các lý do khách quan. Đơn giản là vì các lý do khách quan
luôn dễ nhận thấy và luôn sẵn sàng xuất hiện mà không cần nhiều nỗ lực suy nghĩ
nào cả. Năng lượng và trí tuệ là một nguồn lực không phải là vô hạn, phải biết
tiết kiệm để dành cho những suy nghĩ tích cực mang lại hiệu quả hơn là phung phí
vào lối suy nghĩ tiêu cực chỉ nhằm an ủi bản thân trong chốc lát.
Th.S Nguyễn Tân Kỷ
Một trong những chìa khoá dẫn đến thành công đã nằm trong bài viết này của Anh rồi. Dám nhìn thẳng vấn đề của mình để tự thân có giải pháp k phải ai cũng làm được! Tks A!
Trả lờiXóa@phs: sự khác biệt giữa 2 vector âm và dương chỉ ở chiều của mũi tên. Khác biệt giữa suy nghĩ tích cực và tiêu cực cũng vậy bạn ạ, chúc bạn dành được toàn bộ sức lực và ý trí của mình cho những điều có giá trị thực sự hơn là cho việc ve vuốt bản thân.
Trả lờiXóaChúc mừng năm mới!
Hay quá! Để copy về trang forum nội bộ cty cho mọi người đọc.
Trả lờiXóaChà blog này viết nhiều content hay quá
Trả lờiXóaTks bạn Tam Phong Hua, blog này tập hợp các bài báo mình viết từ 2004 đến nay trên các báo về kinh tế & quản trị.
Xóaem cũng là một tín đồ của Blog này. Cám ơn Anh Kỹ nhé
Trả lờiXóaem cũng là tín đồ của bloger này. Cám ơn Anh Kỷ nhé
Trả lờiXóa