|
Việc
tối ưu hóa giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
|
Nguyễn
Tân Kỷ
Theo
tôi, nếu doanh nghiệp có đọc hết các cam kết cũng sẽ khó biết được cách tận
dụng những cơ hội có thể có đối với các ngành nghề mình quan tâm, trong khi
đó chính là điều quan trọng đối với bản thân mỗi doanh nghiệp. Ngay lúc này
rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, của các hội đoàn, những nhà nghiên cứu,
những nhà kinh tế... Chính phủ có thể cho thành lập trực tiếp hay hỗ trợ
thông qua các hội đoàn, các viện, các nhóm nghiên cứu theo từng ngành nghề
hay khu vực. Các nhóm này sẽ tập trung phân tích những luật lệ, những cam kết
có phần “rối rắm” về mặt ngữ nghĩa của các bản công bố để tìm ra cửa “hợp lệ”
và các gợi ý cho doanh nghiệp của chúng ta.
Đừng
nói chung chung là phải cập nhật, cạnh tranh, hay nâng cao trình độ... có lẽ
điều này doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khối cổ phần hay tư nhân,
đều đã thấm hiểu trong thời gian qua. Điều các doanh nghiệp cần nhất là những
chỉ dẫn cụ thể như: ngành nghề nào được ưu đãi; Chính phủ có thể vẫn hỗ trợ
doanh nghiệp bằng cách này, cách kia... nhưng vẫn trong khuôn khổ của luật
chơi WTO; kết hợp với các cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài “mách
nước” cho doanh nghiệp Việt Nam ngành nghề nào, sản phẩm nào sẽ tạo được lợi
thế cạnh tranh do các cởi trói khi gia nhập WTO mang lại...
Tất
nhiên, để làm được những điều này không đơn giản, nhưng nếu làm được thì đây
quả là những hỗ trợ rất thiết thực từ phía Chính phủ mà các doanh nghiệp khó
có thể tự mình làm được.
Khi
gia nhập WTO, sức ép cạnh tranh đè nặng lên các doanh nghiệp và nền kinh tế
Việt Nam.
Một trong những sức ép đó là vấn đề giá thành. Nhiều lĩnh vực chúng ta không
thể tưởng tượng được vì sao giá nhập khẩu, chịu bao chi phí về vận tải, về
thuế và các thủ tục hành chính mà vẫn có thể thấp hơn giá hàng hóa chúng ta
sản xuất trong nước. Tất nhiên các doanh nghiệp cần phải xem lại công nghệ,
quy trình và phương thức sản xuất của mình để tối ưu hóa giá thành. Tuy vậy
có những chi phí không phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp và có thể chiếm
phần không nhỏ trong giá bán sản phẩm. Đó là chi phí cho các dịch vụ hiện
được cung cấp bởi các doanh nghiệp nhà nước độc quyền như điện, nước, viễn
thông, vận tải hàng không...
Rồi
những chi phí về thời gian, công sức và cả tiền bạc cho các thủ tục hành
chính như cấp phép, thuế, hải quan... Những chi phí này cũng sẽ góp phần làm
tăng giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam. Tất nhiên trong một số lĩnh
vực Nhà nước vẫn cần nắm giữ để đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhưng Chính phủ
cần phải có những biện pháp, cách thức để kiểm soát được giá thành của những
sản phẩm, dịch vụ đặc biệt này. Tôi nghĩ nếu các doanh nghiệp làm được công
việc kiểm soát giá thành, chi phí, chắc chắn Chính phủ sẽ làm được nếu thực
sự quyết tâm. Chính phủ cần kiên quyết hơn nữa trong việc cải cách hành
chính, nó cần được coi là nhiệm vụ cấp bách của các cấp chính quyền và cần có
biện pháp mạnh đối với những nơi cố ý chậm trễ.
Giảm
giá những dịch vụ độc quyền và kiên quyết cắt bỏ những thủ tục hành chính
“nhũng nhiễu” doanh nghiệp chính là sự góp sức của Chính phủ cho nền kinh tế
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói
riêng.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét