Đội bóng đá Thể Công một thời huy hoàng đang chật vật với nguy cơ xuống
hạng. Một trong các lý do mà Thể công rơi vào tình trạng này đó là ở cái cơ chế
chuyên nghiệp nửa vời của nó.
Đó là chuyện bóng đá, còn trong quản lý kinh doanh thì sao ? chắc cũng không cần phải tranh luận xem giữa Chuyên nghiệp - Pro và Nghiệp dư – Amateur cái nào tốt hơn, hay hơn. Thực tế cho thấy các nhà quản trị được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp như làm cho các cty đa quốc gia đa phần đều khá hơn các Nhà quản trị trong môi trường nghiệp dư tự đi lên. Các cty nước ngoài thường hơn các DN trong nước trong cùng ngành nghề về năng lực quản lý và hiệu quả quản lý.
Vấn đề ở đây là làm sao các đội bóng của ta mau trở thành chuyên nghiệp để có thể đua tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực, còn các nhà quản trị các DN nhỏ thì mau “lột xác” thành những người chuyên nghiệp trong quản lý điều hành kinh doanh để giữ được trận chiến trên sân nhà trước khi vươn ra bên ngoài. Nói thì dễ, nhưng liệu chúng ta, các DN của Việt Nam có thể tự làm được điều này không ?
Đó là chuyện bóng đá, còn trong quản lý kinh doanh thì sao ? chắc cũng không cần phải tranh luận xem giữa Chuyên nghiệp - Pro và Nghiệp dư – Amateur cái nào tốt hơn, hay hơn. Thực tế cho thấy các nhà quản trị được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp như làm cho các cty đa quốc gia đa phần đều khá hơn các Nhà quản trị trong môi trường nghiệp dư tự đi lên. Các cty nước ngoài thường hơn các DN trong nước trong cùng ngành nghề về năng lực quản lý và hiệu quả quản lý.
Vấn đề ở đây là làm sao các đội bóng của ta mau trở thành chuyên nghiệp để có thể đua tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực, còn các nhà quản trị các DN nhỏ thì mau “lột xác” thành những người chuyên nghiệp trong quản lý điều hành kinh doanh để giữ được trận chiến trên sân nhà trước khi vươn ra bên ngoài. Nói thì dễ, nhưng liệu chúng ta, các DN của Việt Nam có thể tự làm được điều này không ?
Điểm mạnh hay nét vượt trội của dân chuyên nghiệp là ở chỗ nào? Cái gì tạo nên sự khác biệt giữa chuyên nghiệp và nghiệp dư ? Trong bóng đá vẫn có trường hợp một đội nghiệp dư trong một trận đấu xuất thần thắng được một đội chuyên nghiệp có trình độ cao hơn. Và trong công việc vẫn có trường hợp người nghiệp dư có lúc nào đó thực hiện tốt hơn người chuyên nghiệp. Theo tôi điểm khác nhau căn bản chính là sự ổn định trong việc thực hiện công việc. Người chuyên nghiệp thực hiện công việc như một lẽ thường tình, tất cả đã trở thành thói quen, thành lẽ sống, thành sự tự nhiên như bản năng sẵn có trong người. Còn người Nghiệp dư tùy thuộc rất nhiều vào tâm trạng, tâm lý và đặc biệt khi có sự thay đổi hay gặp trở ngại, khó khăn thì tâm trạng, tâm lý thường không tốt. Khi đó kết quả công việc không như mong đợi, nếu không muốn nói là tồi tệ cũng là điều dễ hiểu. Điều này lý giải tại sao đa phần kết quả của dân chuyên nghiệp thường ổn định và cao hơn dân nghiệp dư.
Các Cty đa quốc gia được hình thành trong một môi trường rất chuyên nghiệp, đó chính là cái mà các DN Việt Nam thiếu. Các nhà quản trị tại các nước phát triển sinh ra và lớn lên trong một môi trường thuận lợi cho việc phát triển tính chuyên nghiệp. Còn chúng ta thì cũng chỉ mới mấy năm lại đây mới nói nhiều đến sự cần thiết của chuyên nghiệp. Nói như vậy để thấy quá trình trở thành Nhà Chuyên nghiệp của các Nhà Quản trị Việt Nam trong các DN thuần Việt là không dễ dàng chút nào. Người ta cố gắng một, chúng ta phải nỗ lực gấp hai, gấp ba thì mới có cơ may thành công. Có một chủ DN nói: tôi phải “ép xác” để trở thành Pro (chuyên nghiệp).
Hãy bắt đầu từ bỏ những thói quen nhỏ nhất, những thói quen không tốt không mang lại lợi ích cho công việc. Có thể liệt kê hàng loạt những thói quen đại loại như: không đúng hẹn, hay nổi nóng la mắng nhân viên, họp dài, nói nhiều hơn lắng nghe, làm việc thiếu kế hoạch, tự mình làm mọi việc… Tôi không có tham vọng liệt kê và phân tích ở đây những gì cần làm và cái gì không cần làm. Có lẽ những ai đọc bài viết này đều biết ích lợi của nó rồi. Tôi chỉ muốn chia sẻ thêm về một khía cạnh của quá trình nhận thức. Kinh nghiệm cho thấy quá trình nhận thức từ không biết đến biết cách làm đúng qua các giai đoạn sau:
Từ không
biết đến biết: quá trình này thường xảy ra nhanh và vô cùng hào hứng. Chúng
ta như người khát nước trên sa mạc gặp ốc đảo. Các kiến thức đi vào rất nhanh gần
như không có trở ngại gì đáng kể nhất là đối với các bạn trẻ, có lẽ vì thế nên
sách quản trị được bày bán và mua rất nhiều, còn các lớp Quản trị kinh doanh thì
đâu đâu cũng có, học viên nhiều vô kể.
Từ biết đến bắt đầu làm: sang đến giai đoạn
này bắt đầu gặp trở ngại. Nếu ở giai đoạn đầu chúng ta tiến rất nhanh từ 0đ lên
5đ, thì giai đoạn này để được 7,8đ là cả một vấn đề lớn. Một là không biết bắt đầu
từ đâu, và bắt đầu như thế nào. Hai là khi áp dụng đưa những kiến thức vào sao
không thấy như trong sách, trong lý thuyết hướng dẫn. Lại vẫn muôn thuở bài ca:
môi trường khác, văn hoá khác, đặc thù của công việc, của ngành nghề, DN nhỏ ít
tiền, ít vốn…. Tất cả những điều này hoàn toàn đúng chứ không sai, nhưng kết quả
thì sao ? nhiều người đành bỏ dở giữa chừng và quay về với con đường cũ, với cuộc
sống ngày hôm qua, người thì loay hoay với mớ bòng bong, tiến thoái lưỡng nan.
Từ biết bắt đầu làm đến biết làm đúng: đây
là giai đoạn cuối của cả quá trình. Nếu quá trình 2 đã gian nan vất vả thì đến đây
sẽ còn bội phần khó khăn. Để được 8đ là cả một nỗ lực lớn, nhưng để đạt 9, 10đ
thì lại là một câu chuyện khác hẳn. Ở đây không chỉ nỗ lực và quyết tâm là đủ.
Kiến thức lý thuyết và thực tiễn cũng sẽ đòi hỏi mức độ chuyên sâu hơn rất nhiều
giai đoạn 2. Lên đến đây là chúng ta đã leo lên đến đỉnh núi để có thể trở thành
người chuyên nghiệp.
Vậy, một DN nhỏ và vừa Việt Nam có
trở thành chuyên nghiệp được không ? Câu trả lời sẽ của chính các Chủ DN, những
nhà Quản trị Việt Nam. Chúng ta có dám chấp nhận đánh đổi một cuộc sống tương đối
“bằng phẳng” bằng một cuộc cách mạng tự “lột xác” cho một cơ hội tỏa sáng trong
tương lai không ?
Nguyễn Tân Kỷ